Quy trình triển khai BIM cho chủ đầu tư

Khi bắt đầu một dự án, Chủ đầu tư sẽ thiết lập mục đích và các yêu cầu chung của công trình xây dựng, đó có thể là các mục tiêu, dự kiến ngân sách, các giới hạn và tiến độ của dự án cũng như thiết kế. Các yêu cầu này được thể hiện trong bản vẽ thiết kế của dự án, xác định cách thức tiếp cận và các thông số của công trình sao cho đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. Các dữ liệu trong quá trình thiết kế sẽ được thể hiện trong hồ sơ thi công, lưu lại thông tin của tất cả các chi tiết có trong tòa nhà. Trong quá trình thực hiện, dự án chuyển sang các giai đoạn khác nhau, lượng thông tin của dự án sẽ tăng cả về số lượng lẫn mức độ chi tiết. Tính năng của phần mềm BIM và khả năng tương tác, trao đổi và sử dụng của các dữ liệu trong BIM cho phép các nhà thầu khác nhau ứng dụng BIM với nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể của họ. Ngoài thiết kế và thi công, các ứng dụng BIM có thể chứa cả quản lý tài sản, kiểm soát tự động hóa công trình, phối hợp các bộ môn, theo sát tiến độ dự án, dự toán chi phí và tích hợp các thông số kỹ thuật thi công.
Các mô hình được lập trong quá trình lập kế hoạch, thiết kế, thi công và vận hành tiếp tục được cung cấp tới các nguồn thông tin để giúp hoạt động vận hành đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi lập kế hoạch và triển khai tốt, việc ứng dụng BIM có thể giúp giảm chi phí trong suốt vòng đời của dự án. Ứng dụng BIM ngay khi lập kế hoạch và xây dựng nhóm dự án, với sự chia sẻ và liên tục cập nhật thông tin sẽ giúp nhóm dự án giảm thiểu tối đa các xung đột, giảm sự chồng chéo, trùng lặp các công việc giữa các cá nhân, bộ phận thực hiện dự án và giúp tối ưu hóa việc lập kế hoạch, thiết kế, thi công và vận hành
Quy trình để BIM được vận hành hiệu quả trong 1 dự án có thể theo 3 bước sau:
1.Xác định các yêu cầu tối thiểu của chủ đầu tư trong các hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ (lập kế hoạch, thi công, vận hành...) và các đơn vị tham gia khác dựa trên cách thức triển khai dự án.
2.Xác định các vai trò và nhiệm vụ của các bên tham gia chính cùng các yêu cầu mô hình hóa thông tin
3.Lập kế hoạch triển khai dự án bằng việc phối hợp giữa các bên tham gia
4.Quản lý để tuân thủ với các yêu cầu trong Bản kế hoạch triển khai dự án và hợp đồng, bao gồm cả cách thức chuyển giao mô hình và dữ liệu thông qua các buổi kiểm tra định kỳ.
Với những giai đoạn/ vùng công việc cần lập mô hình, bản kế hoạch triển khai BIM cho dự án sẽ chỉ rõ quy trình trao đổi mô hình, làm thế nào các mô hình có thể được di chuyển giữa các giai đoạn của dự án một cách hiệu quả và đơn giản. Trước hết, các thành viên của nhóm dự án BIM cần xác định phối hợp các ứng dụng BIM phù hợp trước khi đưa ra quy trình trao đổi mô hình. Ví dụ, nếu ứng dụng BIM trong giai đoạn thiết kế cần yêu cầu độ chính xác cao với mô hình thiết kế. Ngay khi xác định được các ứng dụng BIM, nhóm dự án nên quyết định ai sẽ thực hiện lập những mô hình nào và khi nào thì những mô hình đó được chuyển giao. Kế hoạch triển khai BIM cũng cần xây dựng cả nhiệm vụ và các yêu cầu lập mô hình của tất cả các bên tham gia dự án.
Tác giả: Quynh Pham