Xác định các yêu cầu của BIM đối với chủ đầu tư

Các yêu cầu của BIM được xác định theo các mục tiêu chung của Chủ đầu tư, thực tế kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, có thể thay đổi theo từng dự án, từ đó nhóm dự án BIM lựa chọn những ứng dụng BIM để đạt được các yêu cầu trên.

Chủ đầu tư nên cung cấp các nguồn tài liệu, như tài liệu nghiên cứu về tính khả thi của dự án, hoặc tham gia quá trình lựa chọn các bên tham gia phù hợp với mục tiêu thực hiện BIM của dự án. Ngay khi các mục tiêu dự án BIM của chủ đầu tư được xác định, nhóm dự án BIM cũng cần đảm bảo các mục tiêu đó có tính khả thi với công nghệ thực tế hiện tại và các năng lực yêu cầu của nhóm. Các mục tiêu của dự án BIM sẽ quyết định việc lựa chọn các ứng dụng BIM và các yêu cầu BIM bổ sung.
1.Các ứng dụng BIM và các yêu cầu
Với đặc điểm và thực trạng với hầu hết các dự án ở Việt Nam, Chủ đầu tư nên yêu cầu sử dụng tối thiểu 4 ứng dụng BIM căn bản có thể là: Lập mô hình hiện trạng, Lập mô hình thiết kế, kiểm tra thiết kế và phối hợp 3D. Sau khi xác định được các ứng dụng BIM, cần xác định tiếp mức độ phát triển của mô hình (LOD). Chủ đầu tư có thể tuân theo quy tắc chung hoặc tự phát triển yêu cầu riêng về mức độ chi tiết của mô hình và dữ liệu. Theo các giai đoạn của dự án, việc ứng dụng BIM có thể giúp chủ đầu tư đạt được những lợi ích cơ bản sau:
Việc quyết định lựa chọn ứng dụng nào phụ thuộc vào yêu cầu và đặc thù của mỗi dự án nên chú trọng vào khai thác lợi ích của BIM tại giai đoạn nào.
2.Phương pháp chuyển giao dự án
Lựa chọn phương pháp chuyển giao dự án phụ thuộc vào cách BIM được triển khai và thông tin được chuyển giao như thế nào. Một dự án được thực hiện theo phương thức triển khai mới Design – Build có thể chỉ cần một Quản lý dự án BIM, trong khi dự án thực hiện theo phương thức truyền thống (Design – bid – build) cần ít nhất Quản lý cho thiết kế và một Quản lý khác cho thi công. Tương tự như vậy, chủ đầu tư cần hiểu về phương thức chuyển giao dự án sẽ ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm mà Chủ đầu tư yêu cầu cho Quản lý dự án và chuyển giao thông tin giữa các giai đoạn dự án. Ví dụ, trong mô hình dự án D-B-B, Chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển giao thông tin giữa các đơn vị tham gia thiết kế và các đơn vị tham gia thi công. Các hợp đồng dự án cần xác định trách nhiệm cho các đối tượng trong hợp đồng thiết kế và thi công, Mức độ phát triển (LOD) và sự phân chia cụ thể vai trò và trách nhiệm của từng bên. Thông tin trao đổi giữa các bên trong hợp đồng cũng cần được xác định rõ ràng và quản lý chặt chẽ.
3.Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
Các hạng mục chuyển giao của dự án cần được xác định rõ ràng và toàn diện trong các bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư/ thiết kế và chủ đầu tư/ nhà thầu, đặc biệt nếu kế hoạch triển khai BIM được thực hiện sau khi các hợp đồng đã được triển khai. Các quyền sở hữu trí tuệ của Chủ đầu tư cần được xác định rõ ràng và thông qua trong kế hoạch triển khai BIM.
Dữ liệu dự án bao gồm:
Các file mô hình (BIM, CAD)
Các file bản vẽ (CAD, PDF…)
Các văn bản hướng dẫn
Các thông tin dưới dạng bảng tính/ văn bản được suy ra từ mô hình BIM (bảng tính số lượng, dự toán)
Các file tham khảo cần thiết để bổ sung cho dữ liệu khác của dự án
Quyền sở hữu toàn bộ dữ liệu của dự án sẽ được chuyển cho chủ đầu tư vào thời điểm kết thúc dự án. Quyền sở hữu lại dữ liệu cần được ghi rõ trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và các đơn vị tham gia. Nhóm dự án BIM cần rà soát lại các hướng dẫn, bản kế hoạch triển khai BIM và các hợp đồng dự án để xác định các yêu cầu quản lý và những quyền hạn trong việc sở hữu, chuyển giao và sử dụng lại dữ liệu.

Tác giả: Quynh Pham