1.Yếu tố con người
-Tổ chức các cuộc họp phối hợp
•Các cuộc họp phối hợp định kỳ tùy theo quy mô từng dự án, thường là theo từng tuần, gồm đại diện của thầu chính, các thầu phụ, và thiết kế.
•Các detailers đại diện cho các thầu phụ làm shop drawing/model ngồi cùng nhau trong một phòng. Phối hợp giải quyết clash hàng ngày, trực tiếp với nhau.
-Phân công rõ nhiệm vụ, vai trò của từng cá nhân, tổ chức tham gia
-Phương thức trao đổi dữ liệu cũ: trao đổi qua Email, nhanh chóng, đơn giản. thuận tiện, nhưng với một số lượng email quá lớn cho một dự án cần có sự phối hợp của nhiều bên tham gia, cách thức này sẽ làm các file trao đổi bị chồng lấp, không xác định được mail đầu, mail cuối, đâu là bản chỉnh sửa đâu là bản hoàn thiện. Các bên tham gia khó theo dõi, làm sự phối hợp bị ngắt quãng và không hiệu quả.
-Môi trường trao đổi dữ liệu phối hợp BIM (Ví dụ đưa ra: Project wise): Hiện nay đã có rất nhiều công nghệ cho phép quá trình trao đổi dữ liệu trong quá trình triển khai dự án BIM được tốt hơn nhưng việc áp dụng trong dự án tại Việt Nam vẫn còn rất khó khăn, do các cá nhân chưa có thói quen sử dụng và cơ sở hạ tầng mạng còn kém.
Với yêu cầu về sự trao đổi dữ liệu có hệ thống, không trùng chéo để đảm bảo sự phối hợp diễn ra được hiệu quả, công nghệ dùng cho môi trường trao đổi dữ liệu cần đảm bảo các yếu tố:
+ Chạy trên nền tảng đám mây (truy cập bất cứ vị trí, thời gian nào)
+ Tự động cập nhật các file mới nhất
+ Lưu lại lịch sử thực hiện thao tác tạo lập, chỉnh sửa, download, upload, xóa các file dữ liệu
+ Có thể tìm được các file dự án dựa theo quy tắc đặt tên đã xác định từ trước
-Sử dụng Ipad là điều kiện bắt buộc cho việc xem, phê duyệt, quản lý và trao đổi thông tin bản vẽ để sử dụng trực tiếp. Do tính tiện dụng trong tìm kiếm và xem bản vẽ, iPad thay thế được phần lớn nhu cầu sử dụng bản vẽ giấy trong quản lý và thi công
3.Quy trình: Yêu cầu, kế hoạch và hướng dẫn
Trước khi bắt đầu tất cả các dự án phối hợp cần xác định rõ ràng và cụ thể, càng cụ thể càng tốt những
yêu cầu, kế hoạch và hướng dẫn cho tất cả các bên trước khi bắt đầu phối hợp. Việc này giúp cho tất cả các bên tham gia đều nắm được đầy đủ.
Một số ví dụ cụ thể:
-Quy trình phối hợp
-Xác định tọa độ phối hợp
-Bản chuyển giao sản phẩm cho tất cả các bên: Chi tiết tất cả các sản phẩm, và yêu cầu kỹ thuật cho từng bên, chịu trách nhiệm về các chi tiết, thành phần cấu tạo nào, đã giải quyết/hoàn thành bao nhiêu %. Đây sẽ là tài liệu phục vụ cho các cuộc họp phối hợp định kỳ của tất cả các bên
-Quy tắc đặt tên: thống nhất 1 quy tắc đặt tên chung và yêu cầu tất cả các bên tham gia phải tuân thủ chặt chẽ giúp việc lưu trữ, tìm kiếm, sử dụng file được chuẩn chỉnh.
Phần 2: Phối hợp BIM nội bộ giữa các bộ môn trong dự án
Các vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình phối hợp dự án, và 1 số cách thức giải quyết:
1.Chia tách và quản lý file dự án (với dự án lớn)
Mục tiêu:
+ Để giảm tải dung lượng file tổng thể của dự án bớt gánh nặng lên các phần mềm thực hiện, giúp việc quản lý và chia sẻ dữ liệu dễ dàng thuận tiện
+ Chia tách file giúp thuận tiện hơn cho việc quản lý một dự án quy mô to lớn theo từng khu vực, theo từng hạng mục dễ dàng hơn
+ Giúp quản lý việc phân chia nhóm làm việc kiểm soát hiệu quả hơn
Thuận lợi :
+ Chia dự án thành các file độc lập, giảm tải dung lượng file tổng thể
+ Quản lý file dữ liệu của từng bộ môn một cách độc lập
+ Dễ dàng trong việc quản lý, clash check, bóc tách khối lượng của từng bộ môn
Khó khăn :
+ Có thể gặp vấn đề sai sót ngay từ bước khởi tạo
+ Khai thác thông tin từ file link giữa các bộ môn
+ Triển khai những đối tượng hoàn thiện sẽ tốn rất nhiều thời gian
+ Triển khai bản vẽ thi công khó hơn ở một số chi tiết có liên quan giữa các bộ môn
2.Phương thức dựng hình cho bộ môn kiến trúc
-Một số phương thức dựng hình tối ưu cho việc thống kê khối lượng phần hoàn thiện bộ môn Kiến Trúc (theo cách làm của công ty song Đà 5):
Cách 1: Dựng hình thủ công, kết hợp Extension RoomBook cho việc thống kê bề mặt đối tượng.
Ưu điểm: xuất ra file excel nhanh chóng
Nhược điểm: không phân biệt được đâu là thành đâu là đáy, khó quản lý
Cách 2: Can thiệp chỉnh sửa Family gốc, đưa các lớp hoàn thiện vào đối tượng như Beam, Structural Column, Structural Foundation.
Ưu điểm: phân biệt được diện tích đáy, dầm,…
Nhược điểm: dễ bị tính sai khối lượng ở một số trường hợp (ví dụ khi có lớp trát chạm vào dầm, cách tính khối lượng tường sẽ ưu tiên phần trát nên bị mất đi phần khối lượng tường…)
Cách 3: Dựng các lớp hoàn thiện bằng System Family : như wall, floor, curtaint wall.
Ưu điểm: khắc phục được nhược điểm ở 2 cách trên
Nhược điểm: Cần số lượng nhân lực lớn để triển khai