Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ (Stage 0-2), kiến trúc sư thường chỉ cần dựng hình khối hay tạo vào ảnh phối cảnh... của các phương án bằng các phần mềm dựng hình nhanh SketchUP, 3dsMax, Rhino,… rồi trình cho chủ đầu tư xem.
Nếu áp dụng công nghệ này, thì như ý tưởng ở trên, các bên có thể cùng nhau ra thực địa để xem công trình tương lai ra sao và tương tác thế nào với môi trường xung quanh. Điều này giúp các bên chọn phương án tốt hơn nên rút ngắn được thời gian thiết kế.
Xa hơn một chút, một khi thiết kế được chi tiết hơn, các căn hộ được thiết kế xong trên bản vẽ. Đấy là lúc các các bạn bán hàng làm việc. Thay vì chỉ được xem bản vẽ 2D, khách hàng chắc sẽ ấn tượng hơn nếu được nhìn thấy căn hộ tương lai của mình đẹp lung linh bằng 3D với đầy đủ nội thất, hơn nữa lại có thể xoay qua xoay lại trên được!!!
Như trong video này
Các bạn đừng nhầm công nghệ tăng cường thực tế (AR) này với công nghệ thực tế ảo (VR). VR là bạn phải mang bộ kính đặc biệt (~1000usd) rồi đi trong thế giới ảo 100% luôn. Còn AR chẳng cần gì hết, nên chả thêm tiền đâu tư, à quên, chỉ cần điện thoại hay máy tính bảng, mấy cái này xem như phương tiện có sẵn.
Sở dĩ AR là một phần của BIM bởi vì AR cũng chỉ khai thác mô hình mà các bạn tạo ra lúc thiết kế. Các bước là (1) bạn tạo mô hình bằng Revit, Archicad hay bất kì như thiết kế bình thường, (2) upload mô hình đấy lên trang web của công ty có dịch vụ AR, (3) cài phần mềm của họ lên điện thoại hay máy tính bảng, (4) gắn mô hình ảo của bạn với một vật thể hay địa điểm thật nào đấy, vậy là (5) khi bạn chiếu điện thoại vào vật thể đấy là mô hình ảo sẽ hiện ra cùng với thực tế xung quanh. Dễ như là chơi Pokémon vậy đó.
Hiện tại, có một số nhà cung cấp AR vừa tầm là :
Tương lai, cùng với BIM, công nghệ này sẽ được ứng dụng nhiều bởi vì nó khai thác được thông tin từ BIM một cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm.